PCCC làm sao để thoát khỏi nhà cao tầng đang cháy?

Chủ nhật - 06/11/2011 10:15
Hãy bình tĩnh, tìm lối thoát hiểm bộ, tuyệt đối không dùng thang máy vì bạn có thể bị kẹt lại khi điện cúp. Dùng chăn, áo thấm nước choàng lên người và bịt mũi để phòng khói ngạt, độc, lửa cháy lan trên cơ thể...

Ở các đô thị, nhà cao tầng ngày càng nhiều, nguy cơ "bà hỏa" luôn rình rập, song công tác phòng cháy chữa cháy vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Khi xảy ra hỏa hoạn ở nhà cao tầng, để hạn chế thương vong, Sở Cảnh sát phòng cháy chữa cháy TP HCM có hướng dẫn cụ thể sau:

Khi bước chân vào một ngôi nhà cao tầng, nhiều tầng, việc đầu tiên bạn cần phải để ý xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu. Có thể bạn đi bằng lối thang máy nhưng vẫn cần đưa mắt chú ý đến vị trí đặt các phương tiện chữa cháy để khi xảy ra hỏa hoạn, các phương tiện này có thể giúp bạn thoát nạn. Hoặc đôi khi các cuộn dây vòi nước chính là các “dây” cứu nạn khi có hỏa hoạn.
Khi có cháy hãy bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Dùng các thiết bị chữa cháy có sẵn dập tắt đám cháy. Nếu không dập được cháy hãy đóng cửa phòng bị cháy lại.
Tìm các lối thoát nạn sẵn có theo đèn chỉ dẫn (hoặc nghe thông báo qua hệ thống truyền thanh, vô tuyến). Có thể tìm lối thoát sang các phòng khác. Lưu ý hãy sử dụng cầu thang bộ hay theo lối đèn có chữ "EXIT" - lối ra để thoát nạn. Tuyệt đối không dùng thang máy vì khi xảy ra hỏa hoạn có thể nguồn điện bị ngắt, bạn sẽ bạn kẹt trong đó. Đồng thời trên đường đi, hãy báo cho hàng xóm hoặc những người khác ở các phòng lân cận biết đang có cháy xảy ra.
Nếu phải băng qua lửa thì hãy dùng chăn, áo thấm nước ướt trùm lên người. Bò hoặc đi khom người khi di chuyển trong vùng có nhiều khói. Nếu có điều kiện, hãy dùng khăn thấm nước để bị lên mũi sẽ giúp hạn chế hít phải khí độc. Lưu ý: nếu phải mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ trước khi mở (bằng cách sờ tay vào cửa). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.
Khi mở cửa, nên tránh mặt, né người sang một bên đề phòng lửa tạt (để tránh tổn thương do hiện tượng chênh lệch áp suất). Khi vào phòng nếu thấy có khói lùa vào hãy dùng vải, giẻ ướt chặn lấy chân cửa.
Nếu không tìm thấy lối ra cửa chính, hãy di chuyển ra ban công hoặc mở cửa sổ. Rồi từ ban công/cửa sổ hãy hô to cho mọi người biết. Sau đó gọi ngay cho lực lượng phòng cháy chữa cháy (số 114) để thông báo vị trí cụ thể của mình.
Trong khi chờ đợi lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, hãy tìm các phương tiện cứu nạn có sẵn trong tòa nhà được trang bị từ trước như thang, dây thoát hiểm để xuống.
Hãy quan sát kỹ để tìm kiếm phương tiện, đôi khi tấm rèm, ga xé dọc, quần áo gió buộc lại cũng có thể là phương tiện giúp bạn thoát nạn. Lưu ý, tuyệt đối không hoảng hốt, nhảy từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm.
Khi có thang, đệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đến và được yêu cầu, bạn mới nhảy xuống.

Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột: (không nên dùng bình chữa cháy bằng khí CO2 vì dễ gây ngộ độc).

1. Đối với loại xách tay:
- Chuyển bình tới gẩn địa điểm cháy.
- Lắc xóc vài lần nếu là bình bột loại khí đẩy chung với bột (MFZ).
- Giật chốt hãm kẹp chì.
- Chọn đầu hướng gió, hướng loa phun vào gốc lửa.
- Giữ bình ở khoảng cách 4-1,5 m tùy loại bình.
- Bóp van để bột chữa cháy phun ra.
- Khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

2. Đối với bình xe đẩy:
- Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn, kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột vào gốc lửa.
- Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.
- Cầm chặt lăng phun chọn thuận chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.

Chú ý khi dùng bình chữa cháy:
- Cần xem hướng dẫn tính năng tác dụng của từng loại bình chữa cháy để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
- Tuyệt đối không phun trực tiếp vào người nạn nhân.
- Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng. Người phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong). Đứng chữa cháy theo hướng quay lưng lại với lối thoát
- Phun đến khi lửa phải tắt hẳn mới ngưng. Sau đó dội nước lên đám cháy.
- Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
- Tùy thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
- Giập lửa xong, bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.

Tác giả: Thi Ngoan

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hợp tác quốc tế - Đối tác, khách hàng chiến lược

Thiên Đăng xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và chặt chẽ với các đối tác là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ở khắp nơi trên thế giới nhằm học hỏi những kinh nghiệm, công nghệ mới, làm cầu nối để phân phối các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng Việt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi...

Thăm dò ý kiến

Có nên thực hiện các đợt khuyến mãi sản phẩm?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi