Căn cứ vào tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD hướng dẫn về việc phân loại tính nguy hiểm của vật liệu để đảm bảo an toàn cháy trong xây nhà ở, công trình như sau:
Tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng được xác định theo các đặc tính kỹ thuật về cháy:
- Tính cháy;
- Tính bắt cháy;
- Tính lan truyền lửa trên bề mặt;
- Khả năng sinh khói;
- Độc tính.
Trong đó:
Phân nhóm theo tính cháy:
Theo tính cháy thì vật liệu xây dựng được phân thành vật liệu không cháy và vật liệu cháy. Vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
- Ch1 (cháy yếu);
- Ch2 (cháy vừa phải);
- Ch3 (cháy mạnh vừa);
- Ch4 (cháy mạnh).
Phân nhóm theo tính bắt cháy:
Theo tính bắt cháy vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:
- BC1 (khó bắt cháy);
- BC2 (bắt cháy vừa phải);
- BC3 (dễ bắt cháy).
Phân nhóm theo tính lan truyền lửa:
Theo tính lan truyền lửa trên bề mặt, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm
- LT1 (Không lan truyền);
- LT2 (lan truyền yếu);
- LT3 (lan truyền vừa phải);
- LT4 (lan truyền mạnh).
Phân nhóm theo khả năng sinh khói:
Theo khả năng sinh khói, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 3 nhóm:
- SK1 (khả năng sinh khói thấp);
- SK2 (khả năng sinh khói vừa phải);
- SK3 (khả năng sinh khói cao).
Phân nhóm theo độc tính:
Theo độc tính của các sản phẩm cháy, vật liệu xây dựng cháy được phân thành 4 nhóm:
- ĐT1 (độc tính thấp);
- ĐT2 (độc tính vừa phải);
- ĐT3 (độc tính cao);
- ĐT4 (độc tính đặc biệt cao).
QCVN 06:2022/BXD: Phân loại tính nguy hiểm của vật liệu để bảo đảm an toàn cháy trong xây nhà, công trình như thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD hướng dẫn phân loại các bộ phận ngăn cháy đệm đảm bảo an toàn cháy khi xây nhà ở như sau:
Theo đó, bộ phận ngăn cháy được phân loại theo biện pháp ngăn chặn lan truyền các yếu tố nguy hiểm cháy, cũng như theo tính chịu lửa để lựa chọn kết cấu xây dựng và bộ phận chèn bịt lỗ mở của bộ phận ngăn cháy với giới hạn chịu lửa cần thiết và cấp nguy hiểm cháy.
Cụ thể:
- Các bộ phận ngăn cháy gồm tường ngăn cháy, vách ngăn cháy và sàn ngăn cháy, được phân thành các loại như Bảng 1.
Lưu ý: Ngoài các bộ phận ngăn cháy trên, để ngăn chặn sự lan truyền đám cháy còn có các biện pháp dùng: màn ngăn cháy, màn nước ngăn cháy, khoảng cách phòng cháy chống cháy, khoảng không gian không có tải trọng cháy.
- Các bộ phận chèn bịt lỗ mở của bộ phận ngăn cháy (cửa đi ngăn cháy, cửa nắp, van ngăn cháy, cửa sổ, màn ngăn cháy) phụ thuộc vào giới hạn chịu lửa của phần ngăn cách của chúng được phân thành các loại như Bảng 2.
Lưu ý: Giới hạn chịu lửa của các van ngăn cháy của các hệ thống phân phải không khí xác định theo ISO 10294 hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Giới hạn chịu lửa của cửa đi, cửa sổ và cửa chắn xác định theo TCVN 9383 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
- Các khoang đệm ngăn cháy bố trí trong lỗ mở của bộ phận ngăn cháy phụ thuộc vào loại bộ phận cấu thành khoang đệm ngăn cháy được phân thành khoang đệm ngăn cháy loại 1 và loại 2.
Căn cứ tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD hướng dẫn phân loại nhà, công trình để đảm bảo an toàn cháy như sau:
Việc phân loại kỹ thuật về cháy cho nhà ở, công trình, khoang cháy được hiện có kể đến các tiêu chí sau:
- Bậc chịu lửa;
- Cấp nguy hiểm cháy kết cấu;
- Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng.
Cụ thể, việc phân loại nhà, công trình để bảo đảm an toàn cháy quy định như sau:
- Nhà, công trình, khoang cháy được phân thành 5 bậc chịu lửa I, II, III, IV, V.
- Bậc chịu lửa của nhà, công trình, khoang cháy được thiết lập phụ thuộc vào số tầng (hoặc chiều cao PCCC của nhà), nhóm nguy hiểm cháy theo công năng, diện tích khoang cháy (xem Phụ lục H) và tính nguy hiểm cháy của các quá trình công nghệ diễn ra trong nhà, công trình, khoang cháy.
- Giới hạn chịu lửa cần thiết của kết cấu xây dựng phải được lựa chọn phù hợp với bậc chịu lửa đã chọn của nhà, công trình và khoang cháy. Trừ những trường hợp được quy định riêng trong quy chuẩn này, sự phù hợp giữa bậc chịu lửa của nhà, công trình và khoang cháy với giới hạn chịu lửa của kết cấu xây dựng của chúng được quy định tại Bảng 4.
Lưu ý:
- Trong các nhà có bậc chịu lửa I, II, III thì sàn và trần của tầng hầm, tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu không cháy và có giới hạn chịu lửa ít nhất REI 90. Sàn tầng 1 và tầng trên cùng phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1. Trong các nhà có bậc chịu lửa IV, V thì sàn của tầng hầm hoặc tầng nửa hầm phải làm bằng vật liệu có tính cháy không thấp hơn Ch1 và có giới hạn chịu lửa không dưới REl 45.
- Không quy định giới hạn chịu lửa của các tấm lợp (kể cả tấm lợp có lớp cách nhiệt) và xà gồ đỡ tấm lợp (trừ các nhà, khoang cháy, gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F3.1, F3.2, nhà sản xuất, nhà kho nhóm F5 và các nhà, gian phòng, khoang cháy khác thuộc hạng A, B, C) khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Mặt dưới xà gỗ nằm cách sàn ngay dưới chúng một khoảng cách tối thiểu 6,1 m,
+ Tấm lợp và xà gồ được làm từ các vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1).
- Đối với nhà (nhà nhóm F1.3 và nhà hỗn hợp) có 2 hoặc 3 tầng hầm thì các cấu kiện kết cấu chịu lực ở tầng hầm phải có giới hạn chịu lửa tối thiểu R 120.
- Trang các phòng có sản xuất hoặc bảo quản các chất lỏng cháy được thì sàn phát làm bằng vật liệu không cháy.
- Cho phép một phần tường ngoài không chịu lực không cần bảo vệ chống cháy với diện tích xác định Theo E.3, Phụ lục E.
- Không quy định giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực đối với các mặt nhà đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
+ Toàn nhà được trang bị chữa cháy tự động sprinkler Theo TCVN 7336;
+ Bảo đảm khoảng cách phòng cháy chống cháy tối thiểu tương ứng với 100 % diện tích tường ngoài không cần bảo vệ chống cháy tại E.3, Phụ lục E;
+ Tường ngoài không chịu lực của nhà có cấp nguy hiểm cháy K0. Vật liệu hoàn thiện tường ngoài (nếu có) là vật liệu không cháy hoặc có tính cháy không thấp hơn Ch1 và tính lan truyền cháy không thấp hơn LT1.
Tác giả: admin
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Công ty THIDACO đề ra chính sách không ngừng cải thiện hệ thống chất lượng với mục tiêu đặt ra là đạt tiêu chuẩn cao nhất cho các dịch vụ tư vấn, thiết kế cho khách hàng theo phương châm: >> Đặt vị trí người tư vấn, thiết kế vào vị trí của Chủ đầu tư để sản phẩm tư vấn thiết kế...