Nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, PCCC Khái niệm cơ bản:

Thứ hai - 06/05/2024 23:55
Định nghĩa Cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng theo QCVN 06:2022 /BXD :
Là Đặc trưng phân nhóm của cấu kiện xây dựng, dựa trên các mức khác nhau của thông số kết quả thử nghiệm gây cháy cho vật liệu cấu thành của cấu kiện xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định
Nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng, PCCC Khái niệm cơ bản:

Cấp nguy hiểm cháy là tính chất đặc trưng, làm phát sinh và phát triển các yếu tố nguy hiểm của việc cháy nổ trong cấu kiện xây dựng. Theo đó, được phân loại thành 4 cấp rõ ràng:

Tính cháy cấu kiện xây dựng
Tính nguy hiểm cháy nổ của cấu kiện trong hoạt động pccc xây dựng

Phân cấp cấu kiện xây dựng theo tính nguy hiểm cháy (Điều 2.2.3 QCVN 06:2022/BXD) PCCC

  • K0 (không nguy hiểm cháy);
  • K1 (ít nguy hiểm cháy);
  • K2 (nguy hiểm cháy vừa phải);
  • K3 (nguy hiểm cháy).

Cách xác định

1) Cấp nguy hiểm cháy nổ của cấu kiện xây dựng được xác
định bằng thử nghiệm

Cấu kiện xây dựng được thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc Việt Nam hiện hành hoặc tương đương.

2) Cho phép xác định K của cấu kiện mà
không cần thử nghiệm, xếp vào cấp K0, K1, K2, hoặc K3 dựa trên vật liệu cấu tạo. như sau:

a) Cấp K0 – nếu cấu kiện được chế tạo chỉ từ vật liệu không cháy;

b) Cấp K1 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch1, BC1, SK1;

c) Cấp K2 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo từ vật liệu có đồng thời các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy không nguy hiểm hơn Ch2, BC2, SK2;

d) Cấp K3 – nếu bề mặt ngoài của cấu kiện được cấu tạo chỉ từ các vật liệu có một trong các chỉ tiêu kỹ thuật về cháy là Ch3, BC3, SK3

CHÚ THÍCH:

Cấu kiện tường kính bao che (facad) được coi là cấu kiện có cấp nguy hiểm cháy K0, nếu các bộ phận của nó (bao gồm cả bộ phận liên kết với nhà) được làm từ vật liệu không cháy. Cho phép không xét đến các mạch chèn bịt và lớp phủ mặt ngoài có chiều dày nhỏ hơn 0,3 mm (nếu có)

B5. Liên quan cấp nguy hiểm cháy kết cấu của công trình, khoang cháy với của cấu kiện

Liên quan giữa cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà, công trình và khoang cháy với cấp nguy hiểm cháy của cấu kiện xây dựng

TỪ TÍNH NGUY HIỂM CHÁY CỦA CẤU KIỆN XÂY DỰNG TA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC BẬC CHỊU LỬA CỦA CÔNG TRÌNH

Khái niệm về Bậc chịu lửa của nhà và công trình

Bậc chịu lửa là mức độ chịu lửa của nhà, công trình được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.

Bậc chịu lửa của nhà, công trình, khoang cháy

Đặc trưng phân bậc của nhà, công trình và khoang cháy được xác định bởi giới hạn chịu lửa của các kết cấu/cấu kiện sử dụng để xây dựng nhà công trình và khoang cháy đó. (Điều 1.4.4 QCVN 06:2023/BXD)

Căn cứ vào tính chịu lửa, nhà và công trình được chia thành 5 bậc

Bậc chịu lửa ký hiệu lần lượt là I, II, III, IV, V theo mức độ giảm dần về khả năng chống lại sự phá huỷ trong điều kiện cháy.

TÍNH NGUY HIỂM CHÁY CỦA CẤU KIỆN XÂY DỰNG TA XÁC ĐỊNH ĐƯỢC BẬC CHỊU LỬA CỦA CÔNG TRÌNH

Xác định tính nguy hiểm cháy rất quan trọng trong việc đưa ra giải pháp thiết kế PCCC phù hợp

Việc hiểu rõ tính nguy hiểm cháy và bậc chịu lửa của cấu kiện xây dựng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cháy cho các công trình. Đây không chỉ giúp người xây dựng chọn lựa vật liệu phù hợp mà còn giúp các cơ quan quản lý thiết lập các biện pháp phòng cháy, chữa cháy hiệu quả.

Tác giả: admin


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

 

Những tin cũ hơn