V.Đảm bảo an toàn cho người

 TT
 Nội dung đối chiếu
 Thiết kế  Nội dung quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật  Khoản, điều, tiêu chuẩn, quy chuẩn  Kết luận
 1  2  3  4  5  6
 1 Kiểu lối ra thoát nạn:   
 

 
 
   Tầng 1    Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:- Ra ngoài trực tiếp;
- Qua hành lang;
- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua buồng thang bộ;
- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua hành lang và buồng thang bộ;
 3.2.1
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt 
   Tầng bất kỳ, trừ tầng 1:   Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ.  * Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;
* Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F 5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu ở a) và b). Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.
 3.2.1
QCVN 06:2010/BXD
Đạt 
   Thang bộ dưới tầng hầm    Các lối ra từ tầng hầm và tầng nửa hầm là lối ra thoát nạn khi thoát trực tiếp ra ngoài và tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà.Cho phép bố trí:
- Các lối ra thoát nạn từ tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1;
- Các lối ra thoát nạn từ tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C, D, E, đi vào các gian phòng hạng C 4, D và E và vào sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F 5 khi bảo đảm các yêu cầu của 4.24;
- Các lối ra thoát nạn từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F 2, F 3 và F 4 đi vào sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2;
- Khoang đệm, kể cả khoang đệm kép trên lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.
 3.2.2
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Kiểu cửa ra thoát nạn:    Các lối ra không được coi là lối ra thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa hay cổng có cánh mở kiểu trượt hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay.
Các cửa đi có cánh mở ra (cửa bản lề) nằm trong các cửa hay cổng nói trên được coi là lối ra thoát nạn.
 3.2.3
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
 2  Lối ra thoát nạn         
 2.1  Số lối ra thoát nạn của các gian phòng:         
   Các gian phòng tại các tầng nhà:
Tùy từng công trình cụ thể để có thể phân ra các tầng có công năng, kiến trúc giống nhau để gộp chung, nếu nhiều công năng thì nên phân thành các khu vực để đối chiếu phần này tránh sót. 
   Các gian phòng sau phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:

- Các gian phòng nhóm F 1.1 có mặt đồng thời hơn 10 người;

− Các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra tuân theo các yêu cầu của 3.2.13 d);

− Các gian phòng có mặt đồng thời hơn 50 người;

− Các gian phòng nhóm F 5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C - lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1.000 m2;

− Các sàn công tác hở hoặc các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F 5 có diện tích lớn hơn 100 m2 - đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 - đối với các gian phòng thuộc các hạng khác. Các gian phòng nhóm F 1.3 (căn hộ) được bố trí ở cả hai tầng (2 cao trình – thường gọi là căn hộ thông tầng), khi chiều cao bố trí của tầng phía trên lớn hơn 18 m thì phải có các lối ra thoát nạn từ mỗi tầng.
 3.2.5
QCVN 06:2010/BXD    
 Đạt
   Bố trí      Ghi cụ thể ra để tính theo công thức  Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán.Tính cho các lối ra từ gian phòng theo công thức:
 
n - số lối ra thoát nạn;
D - chiều dài hành lang, m.
 3.2.8
QCVN 06:2010/BXD
 
 2.2  Lối ra thoát nạn tại các tầng  Tầng hầm:  Từ mỗi tầng của một khoang cháy của gara ô-tô (trừ gara ô-tô cơ khí) phải có không ít hơn hai lối thoát nạn phân tán dẫn trực tiếp ra bên ngoài hoặc vào buồng thang bộ.Cho phép một trong các lối thoát hiểm bố trí trên đường dốc cách ly. Lối đi theo các thềm của đường dốc trên tầng lửng vào buồng thang bộ được phép xem như là lối thoát hiểm.
Các lối thoát hiểm từ các gian phòng nêu trong mục 2.2.1.3, cho phép đi qua các gian phòng lưu giữ ô-tô. Chỉ cho phép bố trí kho hành lý của khách trên tầng một (tầng đến) của gara ô-tô.
Khoảng cách cho phép từ vị trí đỗ xe xa nhất đến lối thoát hiểm gần nhất được lấy theo Bảng 3.
Các đường dốc trong các gara ô-tô, đồng thời sử dụng làm đường thoát hiểm, phải có vỉa hè rộng không nhỏ hơn 0,8 m mở một phía của đường dốc.
   
     Các tầng nổi:  Các tầng nhà thuộc các nhóm sau đây phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:- F 1.1; F 1.2; F 2.1; F 2.2; F 3; F 4;
- F 1.3 khi tổng diện tích các căn hộ trên một tầng lớn hơn 500 m2 (đối với các nhà đơn nguyên thì tính diện tích trên một tầng của đơn nguyên). Trường hợp tổng diện tích nhỏ hơn 500 m2 và khi chỉ có một lối ra thoát nạn từ một tầng, thì từ mỗi căn hộ ở độ cao lớn hơn 15 m, ngoài lối ra thoát nạn phải có một lối ra khẩn cấp theo 3.2.13;

- F 5, hạng A hoặc B khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người. Tầng hầm và nửa hầm phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn khi có diện tích lớn hơn 300 m2 hoặc dùng cho hơn 15 người có mặt đồng thời. Trong các nhà có chiều cao không quá 15 m, cho phép có một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng (hoặc từ một phần của tầng được ngăn cách khỏi các phần khác của tầng bằng các bộ phận ngăn cháy) có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F 1.2, F 3, F 4.3 có diện tích không lớn hơn 300 m2, với số người không lớn hơn 20 người và khi lối thoát nạn đi vào buồng thang bộ có cửa đi ngăn cháy loại 2
 3.2.6
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Tầng kỹ thuật  Lưu ý: Nếu công trình có tầng kỹ thuật thì phải ghi rõ.  Khi tầng kỹ thuật có diện tích tới 300 m2 cho phép bố trí một lối ra, còn cứ mỗi diện tích tiếp theo nhỏ hơn hoặc bằng 2.000 m2 thì phải bố trí thêm không ít hơn một lối ra.
 3.2.14
QCVN 06:2010/BXD
 
 2.3  Số lối ra thoát nạn của tầng nhà, của công trình    - Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có gian phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai.
- Số lối ra thoát nạn từ một ngôi nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của ngôi nhà đó.
 3.2.7
QCVN 06:2010/BXD    
 Đạt
   Bố trí  Ghi cụ thể ra để tính theo công thức  Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán.Tính cho các lối ra từ gian phòng theo công thức:

L: Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lối thoát nạn xa nhất.
P: Chu vi phòng.
n : Số lối thoát nạn.
 3.2.8
QCVN 06:2010/BXD
 
 2.4  Chiều rộng và chiều cao thông thủy của lối ra thoát nạn            
   Chiều cao thông thủy của các lối ra thoát nạn:    Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m
 3.2.9
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Chiều rộng thông thủy của lối ra thoát nạn:   Lưu ý: Chiều rộng cửa vào buồng thang không được nhỏ hơn chiều rộng vế thang.  + ≥1,2m đối với các gian phòng thuộc nhóm F1.1 khi có số người thoát nạn >15 người và từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn >50 người, ngoại trừ nhóm F1.3.+ 0,8m đối với các trường hợp còn lại.
Chiều rộng của các cửa đi bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.
Chiều rộng của các cửa ra từ các phòng học với số lượng học sinh lớn hơn 15 người, không được nhỏ hơn 0,9 m.
 3.2.9
QCVN 06:2010/BXD
 





 
G.2.1
Phụ lục G
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Yêu cầu lối ra thoát nạn của tầng kỹ thuật  Lưu ý: Trường hợp có tầng kỹ thuật phải ghi cụ thể.  Trong các tầng kỹ thuật cho phép bố trí các lối ra thoát nạn với chiều cao không nhỏ hơn 1,8 m.
Từ các tầng kỹ thuật chỉ dùng để đặt các mạng kỹ thuật công trình (đường ống, đường dây,…) cho phép bố trí lối ra khẩn cấp qua cửa đi với kích thước không nhỏ hơn 0,75 m x 1,5 m hoặc qua cửa nắp với kích thước không nhỏ hơn 0,6 m x 0,8 m mà không cần bố trí lối ra thoát nạn
3.2.14
QCVN 06:2010/BXD
 
 2.5  Chiều rộng tổng cộng cửa ra thoát nạn đối với gian phòng không có ghế ngồi trong nhà công cộng        
   Xác định số người theo thiết kế    Số lượng người lớn nhất trong một gian phòng, một tầng hoặc của ngôi nhà là số lượng người lớn nhất theo thiết kế được duyệt. Khi thiết kế không chỉ rõ giá trị này, số lượng người lớn nhất được tính bằng diện tích sàn của phòng, của tầng hoặc của ngôi nhà chia cho hệ số không gian sàn (m2/người) nêu tại Bảng G 9.
Lưu ý phải xác định cụ thể theo bảng G9
 Bảng G9
QCVN 06:2010/BXD
 
   Chiều rộng tổng cộng cửa ra thoát nạn    Theo tính toán:Số lượng người tối đa trên 1 mét chiều rộng của lối ra thoát nạn của các gian phòng không có ghế ngồi cho khán giả của nhà công cộng
Lưu ý: Ghi cụ thể theo bảng G5
 Bảng G5
QCVN 06:2010/BXD
 
 2.6  Chiều mở cửa trên đường thoát nạn, gian phòng:  - Chiều mở cửa trên đường thoát nạn: 
- Chiều mở của gian phòng: 
 Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.Không quy định chiều mở của các cửa đối với:
a) Các gian phòng nhóm F 1.3 và F 1.4;
b) Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B;
c) Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên;
d) Các buồng vệ sinh;
e) Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.
 3.2.10
QCVN 06:2010/BXD
 
 2.7  Yêu cầu của cửa ra thoát nạn:    Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức, phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng, thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.
3.2.11
QCVN 06:2010/BXD
 
 2.7  Yêu cầu của cửa ra thoát nạn:    Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc với kính cường lực.Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức, phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng, thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.
 3.2.11
QCVN 06:2010/BXD
 
 3  Đường thoát nạn        
   Chiều rộng hành lang khi chưa mở cửa:     Chiều cao thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được nhỏ hơn 2 m, chiều rộng thông thủy các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các đoạn dốc không được nhỏ hơn:+ 1,2 m - đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các gian phòng nhóm F 1, hơn 50 người - từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác;
+ 0,7 m – đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ;
+ 1,0 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
3.3.6
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Chiều rộng hành lang khi mở cửa    Khi các cánh cửa đi của gian phòng mở nhô ra hành lang, thì chiều rộng của đường thoát nạn theo hành lang được lấy bằng chiều rộng thông thủy của hành lang trừ đi:- Một nửa chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi cửa được bố trí một bên hành lang;
- Cả chiều rộng phần nhô ra của cánh cửa (tính cho cửa nhô ra nhiều nhất) - khi các cửa được bố trí hai bên hành lang;
- Yêu cầu này không áp dụng cho hành lang tầng (sảnh chung) nằm giữa cửa ra từ căn hộ và cửa ra dẫn vào buồng thang bộ trong các đơn nguyên nhà nhóm F 1.3.
 3.3.5
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Yêu cầu của đường thoát nạn:    Trên sàn của đường thoát nạn không được có các giật cấp với chiều cao chênh lệch nhỏ hơn 45 cm hoặc có gờ nhô lên, ngoại trừ các ngưỡng trong các ô cửa đi. Tại các chỗ có giật cấp phải bố trí bậc thang với số bậc không nhỏ hơn 3 hoặc làm đường dốc với độ dốc không được lớn hơn 1 : 6 (độ chênh cao không được quá 10 cm trên chiều dài 60 cm hoặc góc tạo bởi đường dốc với mặt bằng không lớn hơn 9,5o).Khi làm bậc thang ở những nơi có chiều cao chênh lệch lớn hơn 45 cm phải bố trí lan can tay vịn.
Trên đường thoát nạn không cho phép bố trí cầu thang xoắn ốc, cầu thang cong toàn phần hoặc từng phần theo mặt bằng và trong phạm vi một bản thang và một buồng thang bộ không cho phép bố trí các bậc có chiều cao khác nhau và chiều rộng mặt bậc khác nhau. Trên đường thoát nạn không được bố trí gương soi gây ra sự nhầm lẫn về đường thoát nạn.
 3.3.7
QCVN 06:2010/BXD
 
   Phân chia hành lang    Các hành lang dài hơn 60 m phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy loại 2 thành các đoạn có chiều dài được xác định theo yêu cầu bảo vệ chống khói nêu trong Phụ lục D, nhưng không được vượt quá 60 m. Các cửa đi trong các vách ngăn cháy này phải phù hợp với các yêu cầu của 3.2.11. 3.3.5
QCVN 06:2010/BXD 
 
   Yêu cầu lối ra thoát nạn chính trong gian phòng thương mại  Lưu ý: Trong các gian phòng thương mại phải thể hiện bố trí hành lang, giá, kệ hàng.  Chiều rộng của các lối đi thoát nạn chính trong một gian phòng thương mại phải lấy như sau:- Không nhỏ hơn 1,4 m khi diện tích thương mại không lớn hơn 100 m2;
- Không nhỏ hơn 1,6 m khi diện tích thương mại lớn hơn 100 m2 và không lớn hơn 150 m2;
- Không nhỏ hơn 2,0 m khi diện tích thương mại lớn hơn 150 m2 và không lớn hơn 400 m2;
- Không nhỏ hơn 2,5 m khi diện tích thương mại lớn hơn 400 m2.
G.2.1
QCVN 06:2010/BXD
 
 4  Khoảng cách thoát nạn:         
 Tầng hầm    Khoảng cách đến lối thoát hiểm gần nhất, khi bố trí lưu giữ xe:+ Giữa các lối thoát hiểm: ≤40m.
+ Tại phần cụt của gian phòng: ≤20m.
Chú thích: Chiều dài của đường thoát hiểm được đo từ trục của các đường đi bộ và đường xe chạy có kể đến sự phân bố xe.
Bảng 3
QCVN 13:2018/BXD
Đạt 
 **  Các tầng trên        
   Các tầng bố trí căn hộ (từ tầng ……đến tầng……)    Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của căn hộ hay của phòng ở đến lối ra thoát nạn gần nhất (m):- Khi cửa bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc giữa các lối ra ngoài ≤40m;
- Khi cửa bố trí ở hành lang cụt: ≤25m; 
Bảng G2a
QCVN 06:2010/BXD
 
   Các tầng bố trí gian phòng công cộng:     Khoảng cách giới hạn cho phép từ cửa ra vào của gian phòng tới lối ra thoát nạn gần nhất đối với nhà công cộng:
Lưu ý: Tính toán mật độ dòng người (người/m2) và loại công trình để ghi cụ thể.
QCVN 06:2010/BXD
Bảng G2b
 Đạt
 5  Cầu thang và buồng thang        
 5.1  Loại buồng  thang bộ  Thang N1 và N2…L1, L2...ghi cụ thể loại thang ra, nếu có chấp thuận thang thì phải có văn bản của C07 và Bộ Xây dựng và ghi rõ các nội dung yêu cầu của văn bản  Các buồng thang bộ loại L1 được phép bố trí trong các nhà thuộc tất cả các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao tới 28 m; khi đó, trong nhà nhóm F 5 hạng A hoặc B, lối ra hành lang tầng từ các gian phòng hạng A hoặc B phải đi qua khoang đệm luôn luôn có áp suất không khí dương.3.4.11. Các buồng thang bộ loại L2 được phép bố trí trong các nhà có bậc chịu lửa I, II, III thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, S1 và nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F 1, F 2, F 3 và F 4, với chiều cao không quá 9 m. Cho phép tăng chiều cao của nhà đến 12 m khi lỗ lấy sáng bên trên được mở tự động khi cháy và khi trong nhà nhóm F 1.3 có hệ thống báo cháy tự động hoặc có các đầu báo cháy độc lập.
Khi bố trí các buồng thang bộ loại L2, còn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trong các nhà nhóm F 2, F 3 và F 4, số lượng các buồng thang bộ loại L2 phải không được quá 50%, các buồng thang bộ còn lại phải có lỗ lấy sáng trên tường ngoài ở mỗi tầng (loại L1);
- Đối với các nhà nhóm F 1.3 dạng đơn nguyên, trong từng căn hộ có bố trí ở độ cao trên 4 m phải có một lối ra khẩn cấp theo 3.2.13.
Trong các nhà có chiều cao lớn hơn 28 m, cũng như trong các nhà nhóm F 5 hạng A hoặc B phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1. Cho phép:
− Bố trí không quá 50% buồng thang bộ loại N2 trong các nhà nhóm F 1.3 dạng hành lang;

− Bố trí không quá 50% buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F 1.1, F 1.2, F 2, F 3 và F 4;

− Bố trí buồng thang bộ loại N2 và N3 có chiếu sáng tự nhiên và luôn có áp suất không khí dương trong các nhà nhóm F 5 hạng A hoặc B;

− Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F 5 hạng B;

− Bố trí buồng thang bộ loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy trong các nhà nhóm F 5 hạng C hoặc D. Khi bố trí buồng thang bộ loại L1 thì buồng thang phải được phân khoang bằng vách ngăn cháy đặc qua mỗi 20 m chiều cao và lối đi từ khoang này sang khoang khác của buồng thang phải đặt ở ngoài không gian của buồng thang.
3.4.10
3.4.11
3.4.12
QCVN
06/2010/BXD
 Đạt
   Thang máy bố trí trong buồng thang bộ.    Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1 với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy. Các giếng thang máy nằm ngoài nhà, nếu cần bao che thì phải sử dụng các kết cấu làm từ vật liệu không cháy.
3.4.5
QCVN 06:2010/BXD
 
   Lối thoát ra ngoài của các buồng thang bộ    Các buồng thang bộ ở tầng 1 phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề ngôi nhà hoặc qua sảnh được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng các vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi. Khi bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua sảnh chung thì một trong số đó, trừ lối ra dẫn vào sảnh, phải có cửa ra bên ngoài trực tiếp.
Các buồng thang bộ loại N1 phải có lối ra thoát trực tiếp ngay ra ngoài trời.
3.4.6
QCVN 06:2010/BXD
 
 5.2  Chi tiết các buồng thang bộ thoát nạn        
    Chiều rộng 01 Bản thang theo thiết kế:  Lưu ý: Trường hợp các tầng khối đế có bố trí trường mầm non thì phải ghi rõ.  Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn:a) 1,35 m – đối với nhà nhóm F 1.1;
b) 1,2 m – đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người;
c) 0,7 m – đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ;
d) 0,9 m – đối với tất cả các trường hợp còn lại.
3.4.1
QCVN 06:2010/BXD
 
     Cầu thang bộ tại tầng hầm bố trí gara ô tô:   Đối với gara ô tô: Các cầu thang bộ dùng để làm đường thoát hiểm phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1 m. 2.2.1.14
QCVN 13:2018/BXD 
 
   Độ dốc cầu thang bộ    Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được lớn hơn 1 : 1 (450)
Độ dốc (góc nghiêng) của các cầu thang bộ hở đi tới các chỗ làm việc đơn lẻ cho phép tăng đến 2 : 1 (63,50).
 3.4.2
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Chiều rộng mặt bậc     Bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm
 3.4.2
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Chiều chiều cao bậc    Chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm.
 3.4.2
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Chiếu thang    Không được nhỏ hơn chiều rộng của bản thang.
 3.4.3
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Mở cửa buồng thang    Không ảnh hưởng đến dòng người.
 3.4.3
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Trong buồng thang bộ   Trong các buồng thang bộ không cho phép bố trí:

- Các ống dẫn khí cháy và chất lỏng cháy được;

- Các tủ tường, trừ các tủ thông tin liên lạc và tủ chứa các họng nước chữa cháy;

- Các cáp và dây điện đặt hở (trừ dây điện cho thiết bị điện dòng thấp) để chiếu sáng hành lang và buồng thang bộ;

- Các lối ra từ thang tải và thiết bị nâng hàng;

- Các thiết bị nhô ra khỏi mặt tường ở độ cao dưới 2,2 m tính từ bề mặt của các bậc và chiếu thang.
- Trong không gian của các buồng thang bộ, không cho phép bố trí bất kỳ các phòng chức năng nào.
 3.4.4
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
       Trong không gian của các buồng thang bộ, trừ các buồng thang không nhiễm khói, cho phép bố trí không quá hai thang máy chở người hạ xuống chỉ đến tầng 1 với các kết cấu bao che giếng thang làm từ các vật liệu không cháy.
Các giếng thang máy nằm ngoài nhà, nếu cần bao che thì phải sử dụng các kết cấu làm từ vật liệu không cháy.
3.4.5
QCVN 06:2010/BXD
 Đạt
   Lối ra ngoài trực tiếp    Các buồng thang bộ ở tầng 1 phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề ngôi nhà hoặc qua sảnh được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng các vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi. Khi bố trí các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang bộ qua sảnh chung thì một trong số đó, trừ lối ra dẫn vào sảnh, phải có cửa ra bên ngoài trực tiếp.
 3.4.6
QCVN 06:2010/BXD
 
   Lỗ lấy sáng của buồng thang  Nếu trường hợp không thiết kế thang N1, N2, N3  Các buồng thang bộ, trừ buồng thang bộ loại L2, phải có các lỗ lấy ánh sáng với diện tích không nhỏ hơn 1,2 m2 trên các tường ngoài ở mỗi tầng.Cho phép bố trí không quá 50% buồng thang bộ bên trong không có các lỗ lấy ánh sáng, dùng để thoát nạn, trong các trường hợp sau:
- Các nhà thuộc nhóm F 2, F 3 và F 4: đối với buồng thang loại N2 hoặc N3 có áp suất không khí dương khi cháy;
- Các nhà thuộc nhóm F 5 hạng C có chiều cao tới 28 m, còn hạng D và E không phụ thuộc chiều cao nhà: đối với buồng thang loại N3 có áp suất không khí dương khi cháy;
Các buồng thang bộ loại L2 phải có lỗ lấy ánh sáng trên mái có diện tích không nhỏ hơn 4 m2 với khoảng hở giữa các vế thang có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m hoặc giếng lấy sáng theo suốt chiều cao của buồng thang bộ với diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 2 m2.
 3.4.7
QCVN 06:2010/BXD
 
   Chi tiết thang N1    Các lối đi này phải để hở, thường không đặt tại các góc bên trong của nhà, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Khi một phần của tường ngoài của nhà nối tiếp với phần tường khác dưới một góc nhỏ hơn 135o thì khoảng cách theo phương ngang từ lỗ cửa đi gần nhất ở khoảng thông thoáng bên ngoài tới đỉnh góc tiếp giáp phải không nhỏ hơn 4 m; khoảng cách này có thể giảm đến bằng giá trị phần nhô ra của tường ngoài; yêu cầu này không áp dụng cho lối đi, nằm ở các góc tiếp giáp lớn hơn hoặc bằng 135o, cũng như cho phần nhô ra của tường ngoài có giá trị không lớn hơn 1,2 m;
- Chiều rộng phần tường giữa các lỗ cửa đi của khoảng thông thoáng bên ngoài và ô cửa sổ gần nhất của gian phòng không được nhỏ hơn 2 m;
- Các lối đi phải có chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m với chiều cao lan can 1,2 m, chiều rộng của phần tường giữa các lỗ cửa đi ở khoảng thông thoáng bên ngoài phải không nhỏ hơn 1,2 m.
3.4.9
QCVN 06:2010/BXD
 
   Bố trí thang bộ loại 2 từ tiền sảnh lên tầng 2    Trong các nhà có bậc chịu lửa I và II thuộc cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0, cho phép bố trí các cầu thang bộ loại 2 đi từ tiền sảnh lên tầng hai thì sảnh này phải được ngăn cách khỏi các hành lang và các gian phòng liền kề bằng các vách ngăn cháy loại 1.
3.4.14
4.26
QCVN 06:2010/BXD
 
 5.3  Chiều rộng tổng cộng cửa buồng thang, vế thang:        
   Xác đinh số lượng người   Tầng hầm:   02 người/ ô để xe ô tô.01 người/ xe máy.
01 người /xe đạp.    
 G9
QCVN 06:2010/BXD
 
     Các tầng nổi:  Số lượng người lớn nhất trong một gian phòng, một tầng hoặc của ngôi nhà là số lượng người lớn nhất theo thiết kế được duyệt. Khi thiết kế không chỉ rõ giá trị này, số lượng người lớn nhất được tính bằng diện tích sàn của phòng, của tầng hoặc của ngôi nhà chia cho hệ số không gian sàn (m2/người) nêu tại Bảng G 9.
Lưu ý phải xác định cụ thể theo bảng G9.
   
     Tổng chiều rộng  cửa vào buồng thang, vế thang theo thiết kế:   Chiều rộng  cửa ra thoát nạn theo tính toán:- Nhà có bậc chịu lửa I, II không được lớn hơn 165 người/m;
- Nhà có bậc chịu lửa III, IV không được lớn hơn 115 người/m;
- Nhà có bậc chịu lửa V không được lớn hơn 80 người/m.
Lưu ý: Trường hợp theo tính toán nhỏ hơn theo quy định thì phải lấy kết quả theo quy định.
 G2
QCVN 06:2010/BXD
 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
V.Đảm bảo an toàn cho người
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
N/A
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Bảng đối chiếu
Gửi lên:
27/10/2020 03:45
Cập nhật:
27/10/2020 03:45
Người gửi:
admin
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
N/A
Xem:
665
Tải về:
13
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

Giá trị cốt lõi

* Chúng tôi làm việc với những con người tuyệt vời.   - Chúng tôi cộng tác với những người tuyệt vời và kỳ vọng rất nhiều ở họ.   - Chúng tôi tạo ra mội trường làm việc để mọi người có thể thành công và phát triển.   - Chúng tôi đối xử với mọi người...

Thăm dò ý kiến

Có nên thực hiện các đợt khuyến mãi sản phẩm?

Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay5,999
  • Tháng hiện tại343,826
  • Tổng lượt truy cập26,028,170
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi